CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Digital Marketing là gì? Toàn bộ kiến thức bạn cần biết

14:56 | 20/10/2023
Digital Marketing là một trong những ngành nghề đang được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vinalink tìm hiểu Digital Marketing là gì, các lĩnh vực chính của ngành Digital Marketing, các công việc cần làm cũng như mức lương của người làm Digital Marketing. Cùng bắt đầu nhé!

1. Tìm hiểu về Digital Marketing

1.1 Digital Marketing là gì?

Theo Philips Kotler - người được mệnh danh là “ông tổ” của ngành Marketing hiện đại: “Digital Marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.

digital marketing là gì 1

 

Tìm hiểu về Digital Marketing

Theo Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”.

Có thể hiểu đơn giản, Digital Marketing là quá trình sử dụng các kênh trực tuyến để tiếp cận, thu hút và chuyển đổi khách hàng mục tiêu. 

Các kênh trực tuyến Digital Marketing sử dụng có thể chia thành 4 dạng Media chính là Owned Media, Paid Media, Earned Media và Social Media. 

>> Gợi ý:  Ngành marketing là gì? Định nghĩa, Vai trò và các loại hình

1.2 Owned Media

digital marketing là gì 2
 

Các kênh Owned Media

Owned Media là các kênh truyền thông do doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát, ví dụ như website, blog, fanpage, kênh Youtube … Owned Media giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tăng uy tín và tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng, phát triển các hoạt động trên kênh Owned Media sẽ tốn kém nhiều thời gian hơn. 

1.3 Paid Media

digital marketing là gì 2
 

Các kênh Paid Media

Paid Media là các kênh truyền thông mà doanh nghiệp phải trả tiền để được quảng cáo, ví dụ như Google Ads, Facebook Ads, Youtube Ads… Paid Media giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, các kênh Paid Media cũng cho phép người triển khai theo dõi các chỉ số, kết quả chiến dịch một cách dễ dàng. 

1.4 Earned Media

digital marketing là gì 4
 

Các kênh Earned Media

Earned Media là các kênh truyền thông mà doanh nghiệp nhận được từ người dùng hoặc các bên thứ ba, ví dụ như đánh giá, bình luận của người dùng, nội dung doanh nghiệp đăng tải được người khác chia sẻ, doanh nghiệp được bên khác đề cập đến … Earned Media giúp doanh nghiệp tăng sự tin cậy và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, Earned Media khó đo lường kết quả và có thể bao gồm cả những thông tin tiêu cực về doanh nghiệp.

1.5 Social Media

digital marketing là gì 6
 

Các kênh Social Media

Social Media là các kênh truyền thông xã hội mà doanh nghiệp có thể sử dụng để giao tiếp và tương tác với khách hàng, ví dụ như Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok … Social Media giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung hấp dẫn, thu hút lượt theo dõi và chia sẻ. 

Các kênh Social Media đóng vai trò quan trọng bởi tính linh hoạt cao và có khả năng thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, sử dụng Social Media giúp doanh nghiệp đưa hình ảnh của thương hiệu đến gần hơn với khách hàng mục tiêu và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.

2. Lĩnh vực chính của ngành Digital marketing

digital marketing là gì 7
 

Lĩnh vực chính của ngành Digital marketing

Ngành Digital Marketing có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức riêng biệt. Dưới đây là một số lĩnh vực chính của ngành Digital Marketing:

  • SEO: Là việc tối ưu hóa website để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. SEO bao gồm hai phần chính là SEO On-page (tối ưu hóa nội dung và kỹ thuật trên website) và SEO Off-page (tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website như backlink, social signal…).
  • Email Marketing: Là việc sử dụng email để gửi thông tin, ưu đãi, khuyến mãi…đến đúng đối tượng khách hàng. Email Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng lòng trung thành của khách hàng.
  • Content Marketing: Là việc tạo ra và phân phối các nội dung có giá trị cho khách hàng. Content Marketing giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng, tăng sự tin cậy và uy tín của thương hiệu. Những công việc của Content Marketing có thể kể đến như xây dựng và quản lý nội dung mạng xã hội, viết kịch bản, viết bài PR, viết content chuẩn SEO …
  • Quảng cáo tương tác: Là các hoạt động quảng cáo trực tuyến để thu hút các lượt comment, like, share, click, xem video, … của người dùng, từ đó giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Online PR: Là việc hỗ trợ thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có thể tiếp cận được với một lượng lớn người tiêu dùng thông qua các hoạt động PR được thực hiện trên các kênh trực tuyến.
>> Tìm hiểu:  [Top] Kênh truyền thông hiệu quả, ưa chuộng nhất hiện nay

3. Digital Marketing là làm gì?

digital marketing là gì 8
 

Các công việc nhân viên Digital Marketing cần làm

Một nhân viên Digital Marketing thường làm những công việc như sau:

  • Lập kế hoạch, thực thi các chiến dịch trên các kênh Digital Marketing.
  • Xây dựng nội dung, các bài viết, video trên Website, Facebook, Youtube …
  • Phân tích thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng và các chiến dịch Digital Marketing của đối thủ cạnh tranh …
  • Thực hiện hỗ trợ khách hàng trên website, fanpage, …
  • Đo lường và báo cáo hiệu quả của các chiến dịch. 

Ở cấp độ quản lý, người quản lý Digital Marketing thường làm các công việc sau:

  • Hoạch định chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp.
  • Thống kê, phân tích số liệu từ báo cáo của nhân viên để nâng cao hiệu quả các chiến dịch. 
  • Phân bổ ngân sách cho từng chiến dịch Digital Marketing. 
  • Báo cáo trực tiếp kết quả của các chiến dịch Digital Marketing với lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. 
  • Quản lý phòng Digital Marketing, đào tạo kỹ năng cho nhân viên. 

4. Mức lương của ngành Digital Marketing là bao nhiêu?

Mức lương của ngành Digital Marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, chuyên môn, vị trí làm việc, mức đãi ngộ của từng công ty … Mức thu nhập trung bình của một nhân viên Digital Marketing hiện nay dao động khoảng từ 10.000.000 - 15.000.000Đ, đối với vị trí quản lý có thể lên đến 20.000.000 - 30.000.000đ. 

Qua bài viết, Vinalink đã giải đáp câu hỏi “digital marketing là gì”. Digital Marketing là một ngành nghề hấp dẫn và tiềm năng trong thời đại số hóa. Để thành công trong ngành này, bạn cần có kiến thức về các kỹ năng cần thiết về Digital Marketing. Nếu bạn muốn học thêm về Digital Marketing, bạn có thể tham khảo các khóa học của Vinalink - Học viên đào tạo Vinalink lớn nhất Việt Nam. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Call Zalo Messenger