CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Marketing Mix là gì? Tìm hiểu chiến lược 4P, 7P, 4C của Marketing Mix

15:08 | 12/12/2023
Trong quy trình bán sản phẩm của các doanh nghiệp, tiếp thị là bước đầu tiên quyết định thành công của sản phẩm của bạn. Vậy để tạo nên một chiến dịch marketing hiệu quả, khai thác thành công insight của khách hàng cần những yếu tố nào? Chìa khóa thành công nằm ở mô hình marketing mix mà doanh nghiệp sử dụng. Vậy marketing mix là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết sau.

1. Marketing Mix là gì?

Marketing mix, hay tiếp thị hỗn hợp là tập hợp các hành động hoặc chiến thuật mà một công ty sử dụng để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trên thị trường. 4 yếu tố cơ bản của marketing mix là 4P: Price (giá cả), Product (sản phẩm), Promotion (khuyến mãi) và Place (địa điểm). 

Tuy nhiên, ngày nay, marketing hỗn hợp còn bao gồm một số chữ P khác như Packaging (bao bì), Positioning (vị trí), People (con người) và cả Politics (chính trị). Đây được xem như những yếu tố kết hợp quan trọng tại nên một chiến dịch tiếp thị hỗn hợp hiệu quả.

Marketing mix là gì? 1
Marketing mix là gì?

1.1. Vai trò của Marketing Mix

Vậy vai trò của chiến lược marketing mix là gì mà được sử dụng nhiều như vậy?

  • Tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Dựa trên việc phân tích các khía cạnh khác nhau của quy trình tiếp thị, marketing mix tạo ra các chiến dịch đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mọi phương diện, từ sản phẩm đến đóng gói, quảng bá và trưng bày,...
  • Định vị sản phẩm/dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh: Mỗi chiến dịch marketing mix đề ra nếu độc đáo và giải quyết đúng insight của người tiêu dùng sẽ tạo được tiếng vang lớn, làm nổi bật thương hiệu của bạn.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Nếu biết cách kết hợp linh hoạt các yếu tố trong marketing mix, doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khi có cho mình một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ đặc thù.
  • Tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của marketing mix. Đưa ra các sản phẩm giải quyết được vấn đề của khách hàng, cùng những ưu đãi hay mức giá phù hợp sẽ tăng doanh thu, lợi nhuận. Từ đó níu chân khách hàng trở nên trung thành hơn với thương hiệu.

Xây dựng marketing mix tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

1.2. Vì sao marketing mix lại quan trọng?

Tiếp thị hỗn hợp là điều cần thiết cho chiến lược ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp để bán sản phẩm. Các doanh nghiệp dựa vào hoạt động tiếp thị hỗn hợp của mình để tìm ra phương pháp nghiên cứu thị trường và xác định các nhu cầu cốt lõi, đưa ra các sản phẩm khả thi nhất. Một chiến lược tiếp thị hỗn hợp tốt phải tập trung vào mục tiêu, điều chỉnh từng biến số để đạt được doanh số bán hàng tối ưu.

Việc nhấn mạnh các yếu tố khác nhau trong tiếp thị hỗn hợp cho phép doanh nghiệp của bạn linh hoạt đáp ứng hành vi mua hàng của khách hàng. Tiếp thị hỗn hợp cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu, cho phép bạn tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh hoặc tiếp cận đối tượng mới.

2. Các chiến lược Marketing Mix

2.1. Marketing Mix 4P

4P ở đây là là viết tắt của 4 chữ Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (khuyến mãi). Đây là một trong những mô hình của tiếp thị hỗn hợp được các nhà tiếp thị sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị của họ.

  • Product (sản phẩm): Để tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả, doanh nghiệp phải xác định điểm khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ đó với các sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh.
  • Price (giá cả): Giá bán của sản phẩm phản ánh mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho nó. Chuyên gia tiếp thị cần định giá dựa trên chi phí và đưa ra mức giá phù hợp nhất.
  • Place (địa điểm): Khi xác định khu vực phân phối, bạn nên xem xét loại sản phẩm được bán. Các sản phẩm tiêu dùng cơ bản thường có sẵn ở nhiều cửa hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm tiêu dùng cao cấp thường chỉ có ở một số cửa hàng đặc thù.
  • Promotion (khuyến mãi): Là các hoạt động quảng cáo sản phẩm đến người dùng, đưa ra các quyền lợi thúc đẩy họ mua hàng.
Coca Cola cũng sử dụng mô hình marketing mix 4P
Coca Cola cũng sử dụng mô hình marketing mix 4P

2.2. Marketing Mix 7P

7P là viết tắt của các chữ Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (khuyến mãi), People (con người), Physical evidence (bằng chứng vật lý) và Process (quy trình). Về cơ bản, marketing 4P và 7P khá giống nhau. 4 chữ P đầu tiên trong marketing 7P mang ý nghĩa như marketing 4P. Điểm khác biệt nằm ở 3 chữ P còn lại:

  • People (con người): Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) nhằm mục đích tăng cường lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng.
  • Physical evidence (bằng chứng vật lý): Bằng chứng vật lý có thể bao gồm bao bì sản phẩm hoặc cách bố trí cửa hàng, có thể củng cố thương hiệu và tạo ra nhiều giá trị trải nghiệm hơn cho khách hàng.
  • Process (quy trình): Cuối cùng, quy trình xác định các khu vực, thường là từ quan điểm hậu cần, cho phép khách hàng có được trải nghiệm liền mạch nhất có thể với sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có thể bao gồm mọi thứ từ hậu cần giao hàng và vận chuyển đến quản lý các nhà bán lẻ bên thứ ba.
Mô hình marketing mix 7P
Mô hình marketing mix 7P

2.3. Marketing Mix 4C

4C là viết tắt của các từ Customer (khách hàng), Cost (chi phí), Convenience (tiện lợi) và Communication (truyền thông).

  • Customer (khách hàng): Là trung tâm của mọi chiến lược tiếp thị. Nếu khách hàng không mua sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp khó có thể thu được lợi nhuận. Do đó, các công ty phải đặt sự hài lòng của khách hàng lên trên hết vì điều đó mang lại doanh thu đáng kể.
  • Cost (chi phí): Chi phí tiếp thị dùng để đầu tư phát triển bộ nhận diện thương hiệu và truyền tải thông điệp hấp dẫn trên các kênh quảng bá.
  • Convenience (tiện lợi): Sự phức tạp của tiếp thị cũng phụ thuộc vào bản chất của ngành và đối tượng mục tiêu của bạn. Nói tóm lại, doanh nghiệp của bạn càng phức tạp thì bạn càng cần phải chi tiền cho các chiến lược tiếp thị.
  • Communication (truyền thông): Giao tiếp rất quan trọng vì nó giúp bạn xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu của mình, nâng cao mức độ tương tác và tăng khả năng bán hàng.
Mô hình marketing mix 4C
Mô hình marketing mix 4C

3. Lưu ý khi triển khai các chiến lược Marketing Mix

Vậy để đạt hiệu quả cao nhất, các lưu ý mà bạn cần để tâm khi thực hiện marketing mix là gì?

  • Hiểu rõ đối tượng khách hàng: Có cái nhìn chi tiết về khách hàng mục tiêu, nắm bắt insight của họ giúp bạn tối ưu hóa sản phẩm và giá cả, tạo ra các chiến dịch marketing phù hợp nhất.
  • Chú trọng đến kênh phân phối (Place): Đảm bảo sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.
  • Tập trung vào quảng cáo và khuyến mãi (Promotion): Tạo ấn tượng mạnh mẽ và thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ (Customer Relationship): Lắng nghe các thắc mắc và phản hồi, chỉn chu trong dịch vụ chăm sóc khách hàng để tạo mối quan hệ trung thành lâu dài.
Lựa chọn kênh phân phối phù hợp giúp tiếp cận gần hơn với khách hàng
Lựa chọn kênh phân phối phù hợp giúp tiếp cận gần hơn với khách hàng

Vừa rồi, Vinalink đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi marketing mix là gì, đồng thời chỉ ra ví dụ về marketing mix trong tiếp thị. Hy vọng sau bài viết vừa rồi, các bạn đã hiểu hơn về các chiến lược tiếp thị và triển khai nó một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh, đem về hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Call Zalo Messenger