CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Mô hình B2C là gì? Chiến lược bán hàng hiệu quả cho B2C

00:24 | 16/01/2024
Mô hình B2C là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Đây là mô hình kinh doanh phổ biến và phát triển mạnh mẽ dưới hình thức thương mại điện tử khi công nghệ và internet bùng nổ. Hãy cùng Vinalink tìm hiểu về mô hình B2C là gì, đặc điểm của mô hình B2C, các mô hình B2C thường gặp và chiến lược bán hàng hiệu quả cho B2C trong bài viết dưới đây!

1. B2C là gì?

B2C (Business to Consumer) là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp kinh doanh cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (khách hàng). Hiểu đơn giản, B2C là mô hình kinh doanh bán lẻ, hàng hóa, dịch vụ được doanh nghiệp cung ứng trực tiếp tới người tiêu dùng.

Mô hình B2C là gì?
Mô hình B2C là gì?

Mô hình B2C thường gắn với các sản phẩm, dịch vụ có giá trị thấp, ít người tham gia vào quyết định mua hàng và có chu kỳ mua hàng ngắn.Ví dụ như: các sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG), thời trang, đồ chơi, sách, rạp chiếu phim … 

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet đã thúc đẩy B2C phát triển dưới một hình thức hoàn toàn mới là thương mại điện tử, khi doanh nghiệp sử dụng các kênh trực tuyến như website, ứng dụng, mạng xã hội, email, … để tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu và bán hàng. Các doanh nghiệp B2C thành công nổi tiếng có thể kể đến như: Amazon, Lazada, Shopee, Tiki, Netflix, Spotify, Grab, Airbnb, … 

2. Đặc điểm của mô hình B2C 

Mô hình B2C có những đặc điểm chính sau đây: 

  • Đối tượng khách hàng chính là người tiêu dùng cuối cùng: Trong mô hình B2C, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người mua hàng cá nhân - người mua với mục đích sử dụng, không phải mua đi bán lại. 
  • Thị trường rộng lớn: B2C là một thị trường rộng lớn, đa dạng nhà cung cấp, đa dạng người mua (bởi hầu hết mọi người đều là người tiêu dùng). B2C có thể có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, mang lại cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm, giá cả … 
  • Cạnh tranh khốc liệt: Do thị trường rộng lớn, mô hình B2C cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ. Đặc biệt khi internet phát triển, các kênh mạng xã hội như Facebook, Tik Tok … trở thành những kênh kinh doanh online lớn khiến thị trường càng cạnh tranh hơn. Doanh nghiệp B2C phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, … để thu hút và giữ chân khách hàng.
Đặc điểm của mô hình B2C 
Đặc điểm của mô hình B2C 
  • Dễ bị thay thế: Thị trường rộng lớn, cạnh tranh khốc liệt khiến cho các doanh nghiệp B2C rất dễ bị thay thế. Để có thể tồn tại, doanh nghiệp cần phải đổi mới liên tục, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng để không bị các đối thủ khác thay thế. 
  • Quyết định mua hàng nhanh chóng: Khách hàng B2C thường có quyết định mua hàng nhanh chóng dựa trên nhu cầu, cảm xúc hay ảnh hưởng từ người khác. Dù khách hàng ra quyết định nhanh chóng nhưng các doanh nghiệp B2C cũng cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng để khai thác tối đa giá trị vòng đời của khách hàng. 
  • Giao dịch đơn giản: Mô hình B2C thường có giao dịch đơn giản, ít bước và ít người tham gia vào quá trình giao dịch. Khách hàng có thể mua hàng chỉ với một cú nhấp chuột, một lần tới cửa hàng … Doanh nghiệp B2C cần đơn giản hóa quy trình giao dịch, thanh toán, giao hàng, đổi trả, ... để tăng sự hài lòng của khách hàng.

3. Các mô hình B2C thường gặp  

Về cơ bản, có 5 loại mô hình B2C tùy thuộc vào cách doanh nghiệp tạo ra giá trị và kiếm lợi nhuận từ khách hàng. Cùng Vinalink tìm hiểu chi tiết từng mô hình trong nội dung dưới đây: 

3.1 Mô hình người bán hàng trực tiếp

Mô hình người bán hàng trực tiếp là mô hình B2C phổ biến nhất và đã ra đời từ lâu. Mô hình B2C theo hình thức người bán hàng trực tiếp được hiểu là các nhà bán lẻ, có thể là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc các cửa hàng tạp hóa trực tuyến. 

3.2 Mô hình dựa trên quảng cáo

Mô hình dựa trên quảng cáo sử dụng nội dung để thu hút khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Khi khách hàng truy cập vào trang web sẽ bắt gặp các quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cho các bên khác thuê không gian quảng cáo trên website và thu chi phí thuê. 

3.3 Mô hình trung gian online

Mô hình trung gian online
Mô hình trung gian online

Mô hình trung gian online là mô hình mà người mua và người bán kết nối với nhau thông qua một trung gian phân phối. Ở đây trung gian phân phối có thể là các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki … hay các website phổ biến như Chợ Tốt. Các trung gian phân phối này không trực tiếp sở hữu sản phẩm, họ đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Mô hình B2C này có thể giúp tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn, tỷ lệ chuyển đổi cao. 

3.4 Mô hình dựa trên cộng đồng

B2C dựa vào cộng đồng là mô hình mà doanh nghiệp tập trung xây dựng cộng đồng trên các mạng xã hội như như Zalo, Facebook, ... nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến với các thành viên trong nhóm. Doanh nghiệp cần xây dựng các nội dung chất lượng cho cộng đồng để thu hút thêm các thành viên mới và giữ chân các thành viên hiện tại. Mô hình này giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu thông qua các đặc điểm nhân khẩu học như tên, tuổi, giới tính, vị trí địa lý … 

3.5 Mô hình dựa trên chi phí

Mô hình dựa trên chi phí là mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng, phần mềm trả phí, website … Netflix, Youtube Premium, Spotify hay các khóa học trực tuyến. Mô hình này các doanh nghiệp vẫn sẽ cung cấp các nội dung hay tính năng miễn phí cho người dùng. Nhưng để trải nghiệm tốt nhất, nội dung đa dạng hay không bị chèn quảng cáo khi xem thì người dùng cần phải trả một khoản phí nhất định. 

4. Phân biệt mô hình kinh doanh B2C và B2B

Phân biệt mô hình kinh doanh B2C và B2B
Phân biệt mô hình kinh doanh B2C và B2B

Mô hình kinh doanh B2B (Business to Business) là mô hình mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp khác, thay vì cho người tiêu dùng. Mô hình B2C và B2B có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:

Đặc điểm

Mô hình B2C

Mô hình B2B

Khách hàng

Thường là người tiêu dùng cuối cùng cá nhân.

Các tổ chức, doanh nghiệp mua với mục đích phục vụ hoạt động sản xuất hoặc bán lại nhằm thu lợi nhuận.

Số lượng mua hàng

Thông thường chỉ mua một lượng hàng hóa nhỏ, giá trị không lớn

Thường mua số lượng hàng hóa lớn với giá trị cao.

Mối quan hệ người bán - người mua

Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng

Nhà cung cấp - Nhà sản xuất
Nhà sản xuất - Nhà bán buôn
Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ

Chu kỳ mua bán

Ngắn hạn

Lâu dài

Quá trình ra quyết định

Khách hàng ra quyết định nhanh chóng, dựa trên cảm tính nhiều, khi sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của mình. 

Quá trình gia quyết định lâu, dựa trên lý tính và phụ thuộc vào quyết định của nhiều bộ phận có liên quan trong tổ chức.

Quy trình giao dịch

Khách hàng thanh toán và nhận hàng

Quy trình phức tạp, qua nhiều bước, nhiều cân nhắc về hợp đồng.

Chiến lược Marketing

Khai thác các thông điệp cá nhân hóa, cải thiện dịch vụ khách hàng, kết hợp quảng cáo và khuyến mãi.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu, danh tiến cũng như mối quan hệ hợp tác bền chặt đối với người mua.

Người ra quyết định mua

Khách hàng cá nhân.

Nhiều bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp cùng thống nhất và đưa ra quyết định.

Thanh toán

Trả ngay/ trả góp.

Theo thống nhất trong hợp đồng.

Sản phẩm/ dịch vụ

Đa dạng.

Sản phẩm/dịch vụ chuyên môn.

Giá sản phẩm

Giá cả thường được niêm yết công khai và rõ ràng cho khách hàng. Khách hàng ít có khả năng thương lượng giá với doanh nghiệp. Khách hàng thường phải chấp nhận giá bán. 

Giá cả có thể được thương lượng do tính chất quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Giá cả thường không được công khai trực tiếp và hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau trong quá trình đàm phán hợp đồng. 

5. Chiến lược bán hàng doanh thu cao với mô hình B2C

Vậy áp dụng chiến lược để có thể có được doanh thu cao với mô hình kinh doanh B2C. Dưới đây là những chiến lược Vinalink gợi ý bạn có thể áp dụng để tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình: 

  • Tối ưu hóa Website: Bạn nên tối ưu các yếu tố như tốc độ tải trang, giao diện dễ sử dụng, thân thiện, dễ tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ … để tăng trải nghiệm người dùng. Điều này sẽ giúp tăng khả năng người dùng thực hiện mua hàng đồng thời cũng giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. 
  • Tối ưu hóa nội dung chuẩn SEO: Bạn hãy xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website để giúp website có thể được hiển thị cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm, từ đó tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng các nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp để tạo dựng niềm tin với khách hàng. 
  • Triển khai chiến dịch marketing trên Social Media: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, YouTube, … có số lượng người dùng khổng lồ. Doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch marketing trên những nền tảng này để tiếp cận, tương tác và thu hút khách hàng tiềm năng. 
  • Email Marketing: Email marketing giúp cho doanh nghiệp truyền tải thông điệp trực tiếp tới khách hàng mục tiêu. Bạn có thể sử dụng Email marketing để thông báo về chương trình khuyến mãi, tin tức sản phẩm, gửi các thông tin khách hàng quan tâm … Email marketing còn có thể giúp doanh nghiệp tạo được các thông điệp cá nhân hóa, tương tác trực tiếp với khách hàng, giúp xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng. 
Chiến lược bán hàng doanh thu cao với mô hình B2C
Chiến lược bán hàng doanh thu cao với mô hình B2C
  • Ứng dụng di động: Người dùng ngày càng sử dụng điện thoại di động nhiều hơn, doanh nghiệp có thể xây dựng ứng dụng cho thương hiệu của mình để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Bạn có thể xây dựng các chương trình marketing trên ứng dụng di động như cung cấp điểm thưởng, mã giảm giá, quà tặng và các ưu đãi độc quyền cho các khách hàng trung thành, tặng quà thành viên mới, … Khách hàng sẽ có những trải nghiệm tương tác và giao dịch trực tiếp trên app. 
  • Cá nhân hóa: Cá nhân hóa giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng một cách tốt nhất. Thông qua việc nắm bắt thông tin cá nhân, sở thích và hành vi tiêu dùng của mỗi khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra các thông điệp cá nhân hóa, tạo được sự đồng cảm với khách hàng. 

Qua bài viết, Vinalink đã giúp bạn hiểu rõ về mô hình B2C và phân biệt được B2C với B2B. Bạn cũng đã nắm được các đặc điểm của B2C và các mô hình B2C phổ biến hiện nay. Hãy áp dụng các chiến lược bán hàng cho mô hình B2C Vinalink đã chia sẻ để giúp tăng trưởng kinh doanh hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Call Zalo Messenger