CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Outsourcing là gì? Ưu và nhược điểm của Outsourcing

14:58 | 15/01/2024
Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn outsourcing (thuê ngoài) để gia tăng hiệu quả kinh doanh và tập trung nguồn lực vào những giá trị cốt lõi doanh nghiệp thực hiện tốt nhất. Vậy outsourcing là gì? Outsourcing có những ưu, nhược điểm gì? Cùng Vinalink tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Outsourcing là gì?

Outsourcing là một hình thức thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ các hoạt động kinh doanh của một công ty cho một bên thứ ba. Thay vì doanh nghiệp tự thực hiện thì bên được thuê ngoài sẽ triển khai cho doanh nghiệp. 

Outsourcing là gì?
Outsourcing là gì?

Mục đích của outsourcing là để tận dụng các lợi thế về chuyên môn, công nghệ, chi phí, hoặc kinh nghiệm của bên được thuê ngoài. Các loại công việc thường được thuê ngoài như: truyền thông, viết nội dung, tuyển dụng, dịch vụ máy tính, bán hàng, thiết kế web, … 

2. Ưu điểm của Outsourcing là gì?

Outsourcing đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có thể kể đến như giúp tiết kiệm chi phí, không cần tuyển dụng, gia tăng hiệu quả kinh doanh và tập trung nguồn lực vào các khía cạnh cốt lõi của doanh nghiệp. Cụ thể như sau: 

2.1 Giúp tiết kiệm chi phí

Khi thuê ngoài, doanh nghiệp sẽ không tốn kém chi phí tuyển dụng nhân viên mới, chi phí thuê mặt bằng, văn phòng mới, trang thiết bị … Điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn.  

2.2 Không cần tuyển dụng

Thuê ngoài giúp công ty không cần tuyển dụng nhân viên mới. Bạn cũng không cần phải đầu tư để đào tạo cho nhân viên những kỹ năng, nghiệp vụ mới. Bạn cũng sẽ không phải lo lắng về việc nhân viên nghỉ việc đột xuất, làm gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc chung của công ty. Nhìn chung, outsourcing sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan đến quá trình tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự.

2.3 Tăng sự hiệu quả

Một trong những ưu điểm vượt trội của việc thuê ngoài đó chính là giúp tăng sự hiệu quả. Bạn có thể thuê một đơn vị chuyên sâu, giàu kinh nghiệm về một mảng nào đó như marketing, truyền thông, công nghệ … thực hiện cho các hoạt động của công ty bạn. Bạn có thể tận dụng tối đa những lợi thế của bên đối tác được thuê để gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình.

2.4 Tập trung vào các khía cạnh cốt lõi

Việc outsourcing các công việc không thuộc năng lực lõi của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các khía cạnh cốt lõi, những mảng doanh nghiệp có thể làm tốt nhất. Ví dụ, nếu doanh nghiệp chỉ mạnh về sáng tạo sản phẩm kỹ thuật, hãy outsourcing các công việc về truyền thông, marketing, bán hàng … để tập trung nguồn lực cho sáng tạo sản phẩm. 

3. Nhược điểm của Outsourcing là gì?

 Nhược điểm của Outsourcing
 Nhược điểm của Outsourcing

Bên cạnh những ưu điểm mà outsourcing mang lại thì nó cũng tồn tại những nhược điểm nhất định khiến nhiều doanh nghiệp còn lo ngại. Dưới đây là một số hạn chế của việc thuê ngoài: 

3.1 Tốn thời gian và nỗ lực

Mỗi một công việc bạn muốn thuê ngoài thì đều có rất nhiều bên cung ứng khác nhau, nhưng không phải bên nào cũng phù hợp và mang lại hiệu quả. Do đó, bạn có thể tốn thời gian và nỗ lực để có thể tìm được nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài phù hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đặt ra. 

3.2 Nhà cung cấp không còn khả năng phục vụ

Một hạn chế khác của việc thuê ngoài đó là việc nhà cung cấp không còn khả năng phục vụ hoặc không muốn phục vụ doanh nghiệp của bạn nữa. Điều này sẽ khiến cho công việc bị gián đoạn, phát sinh nhiều vấn đề và bạn sẽ tốn thời gian và công sức để tìm kiếm một nhà cung cấp mới. 

3.3 Rủi ro bảo mật

Khi outsourcing, doanh nghiệp của bạn sẽ phải “chia sẻ” thông tin cho nhà cung cấp để họ có thể hỗ trợ triển khai các công việc hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro về bảo mật thông tin. Doanh nghiệp cần phải tăng cường tính bảo mật hoặc chia sẻ những thông tin ở mức độ nhất định khi quyết định outsourcing để giảm thiểu rủi ro bảo mật. 

3.4 Gặp nhiều vấn đề về chất lượng

Outsourcing có thể gây ra các vấn đề về chất lượng khi bên cung cấp không đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi outsourcing thì quy trình quản lý và kiểm soát cũng sẽ phức tạp và nhiều khâu hơn nên khả năng phát sinh vấn đề về chất lượng là rất cao. Để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp và bên cung cấp phải có thống nhất về chất lượng ngay từ đầu để làm quy chuẩn cho cả quá trình triển khai. 

3.5 Mất quyền kiểm soát chức năng thuê ngoài

Outsourcing có thể làm mất quyền kiểm soát chức năng thuê ngoài
Outsourcing có thể làm mất quyền kiểm soát chức năng thuê ngoài

Doanh nghiệp có thể mất quyền kiểm soát chức năng thuê ngoài. Khi thuê ngoài, doanh nghiệp có cơ hội tập trung nguồn lực vào những giá trị cốt lõi nhưng đổi lại, họ cũng sẽ càng trở nên yếu kém về chức năng nào đó và phụ thuộc hoàn toàn vào việc thuê ngoài. 

3.6 Có thể tốn nhiều chi phí hơn

Như đã nói, thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, thuê ngoài cũng có thể khiến cho doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn do không kiểm soát các chi phí tiềm ẩn. 

Ví dụ, những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai nhưng không được liệt kê trong hợp đồng sẽ cấu thành nên những khoản chi phí phát sinh, khiến cho doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ thuê ngoài chất lượng, uy tín và cam kết không phát sinh thêm chi phí. Trong lĩnh vực truyền thông, marketing, thiết kế website chuẩn SEO, bạn có thể lựa chọn Vinalink Media làm đối tác cho doanh nghiệp của mình. 

4. Phân biệt công ty Product và Outsource

Phân biệt công ty Product và Outsource
Phân biệt công ty Product và Outsource

Dưới đây là bảng so sánh giữa công ty Product và Outsource để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại hình công ty này: 

Tiêu chí

Công ty Product

Công ty Outsource

Tính chất công việc

Các nhân viên phải đảm nhận tất cả các công việc từ khâu lên ý tưởng, sản xuất, truyền thông đến phân phối sản phẩm cho người dùng cuối.

Tập trung vào thực hiện các công việc của doanh nghiệp thuê họ. 

Đối tượng khách hàng

Hướng tới những người có nhu cầu mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Hướng tới các doanh nghiệp có nhu cầu thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ. 

Cách thức làm việc

Thông thường, ở các công ty product vừa và nhỏ thì mỗi nhân viên có thể làm nhiều công việc khác nhau. Ở các công ty product lớn thì mỗi nhân viên sẽ đảm nhận công việc chuyên môn hơn. 

Thông thường mỗi nhân viên sẽ tập trung vào một công việc cụ thể và cùng lúc có thể tham gia vào nhiều dự án khác nhau. 

Qua bài viết, Vinalink đã chia sẻ về Outsourcing là gì, cũng như ưu và nhược điểm của Outsourcing. Các doanh nghiệp có thể cân nhắc ưu và nhược điểm để ra quyết định có thể ngoài hay không và thuê ngoài khâu nào. Bên cạnh đó, bạn cũng đã phân biệt được công ty Product và Outsource thông qua các tiêu chí tính chất công việc, đối tượng khách hàng và cách thức làm việc. Điều này cũng có thể sẽ giúp bạn định hướng được môi trường làm việc trong tương lai. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Call Zalo Messenger