CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Mô hình 5 cấp độ nhu cầu

13:01 | 04/01/2024
Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý và động cơ con người, được tạo ra bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow vào năm 1943. Mô hình này có khả năng áp dụng vào nhiều lĩnh vực thực tế khác nhau. Hãy cùng khám phá Tháp nhu cầu Maslow là gì và các mức nhu cầu cụ thể của chúng trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Tháp nhu cầu Maslow là gì? 

Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) là mô hình về nhu cầu, động cơ phát của con người. Tháp là hệ thống các cấp nhu cầu được thể hiện ở mô hình kim tự tháp và được biểu diễn ở 5 cấp độ nhu cầu con người với 5 tầng tương ứng. 

Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow là gì?

2. 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow

Tháp thể hiện các mức độ nhu cầu từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp hơn. Cụ thể, 5 tầng nhu cầu này bao gồm: Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs); nhu cầu được an toàn (Safety Needs); nhu cầu các mối quan hệ, tình cảm (Love/Belonging Needs); nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs) và nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs). 

5 cấp bậc nhu cầu ấy được cụ thể như sau:

2.1 Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của con người, bao gồm hít thở, thức ăn, nước uống và nơi ở,.... Đây là nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất, là nền tảng của sự sống và sự phát triển của con người. Chỉ khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người mới có khả năng phát triển, hoạt động và theo đuổi các nhu cầu cao hơn. Nhu cầu này đóng vai trò quyết định, và nếu nhu cầu sinh lý không được đáp ứng, thì các nhu cầu sau đó cũng sẽ không thể xuất hiện.

2.2 Nhu cầu được an toàn (Safety Needs)

Sau nhu cầu sinh lý, nhu cầu được an toàn là một yếu tố tiếp theo. Ngoài những yếu tố cơ bản để tồn tại, một tiêu chí không thể thiếu cho sự sống và phát triển chính là an toàn. Nhu cầu này đảm bảo tỷ lệ sống, tạo cảm giác ổn định và yên tâm cho con người. Nó bao gồm sự an toàn về sức khỏe, tính mạng, an ninh, tài chính,...

2.3 Nhu cầu các mối quan hệ, tình cảm (Love/Belonging Needs)

Khi các nhu cầu sinh lý và an toàn đã được đáp ứng, con người tập trung vào nhu cầu về tình cảm và xây dựng các mối quan hệ. Theo Tháp nhu cầu Maslow, ở tầng thứ ba thì mọi người mong muốn được yêu thương và thiết lập mối quan hệ với tổ chức hoặc cộng đồng. Điều này thể hiện qua khao khát về những mối quan hệ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tham gia vào các câu lạc bộ, nhóm,...

2.4 Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)

Khi được đáp ứng 3 nhu cầu trước đó, họ có được nền tảng để phát triển, lao động, cố gắng làm việc, tạo ra giá trị. Ở nhu cầu được kính trọng, có hai khía cạnh quan trọng: Thứ nhất là mong muốn được công nhận và đánh giá về năng lực của mình từ người khác. Thứ hai là bao gồm việc tự tôn trọng bản thân và tin tưởng vào khả năng cá nhân. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy con người trong công việc và cuộc sống.

2.5 Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs)

Theo Maslow, nhu cầu thể hiện bản thân là nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow. Khi con người đã đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản và có khả năng kiểm soát chúng, nhu cầu thể hiện bản thân sẽ hình thành. Nhu cầu thể hiện bản thân thúc đẩy họ đạt được đỉnh cao trong lĩnh vực mình theo đuổi và đảm bảo duy trì các nhu cầu ở bậc dưới.

Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs)
Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs)

3. Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Năm 1970, Maslow đã cập nhật thêm các tầng nhu cầu mới. Ông đã thay đổi cấp độ nhu cầu thứ 5 so với 5 cấp độ trước. Thay thế nhu cầu về thể hiện bản thân, ông đã đưa nhu cầu này lên cấp độ thứ 7. Thay vào đó, cấp độ thứ 5 được thay thế bằng nhu cầu về nhận thức; nhu cầu về thẩm mỹ; nhu cầu tâm linh. 

Dưới đây là các tầng Maslow mở rộng thêm 8 cấp độ nhu cầu:

  • Tầng 1: Nhu cầu sinh lý.
  • Tầng 2: Nhu cầu được an toàn.
  • Tầng 3: Nhu cầu về các mối quan hệ, tình cảm.
  • Tầng 4: Nhu cầu được kính trọng.
  • Tầng 5: Nhu cầu nhận thức.
  • Tầng 6: Nhu cầu về thẩm mỹ.
  • Tầng 7: Nhu cầu thể hiện bản thân.
  • Tầng 8: Nhu cầu tâm linh.

Cùng Vinalink tìm hiểu về 3 cấp độ mới được Maslow thêm vào trong kim tự tháp nhu cầu tương ứng với tầng 5,6,8 nhé! 

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng
Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Tầng 5: Nhu cầu về nhận thức

Trong lý thuyết mở rộng, Maslow đã để nhu cầu về nhận thức vào tầng thứ 5 của tháp nhu cầu Maslow, thay vì nhu cầu thể hiện bản thân như trong lý thuyết cũ. Ở nhu cầu về nhận thức con người có xu hướng tìm kiếm kiến thức và trải nghiệm để thỏa mãn sự tò mò và mở rộng ý thức, giá trị về bản thân.

Tầng 6: Nhu cầu về thẩm mỹ

Tầng thứ 6 đề cập đến nhu cầu về thẩm mỹ, tức là nhu cầu trong việc tìm kiếm và đánh giá vẻ đẹp thông qua nghệ thuật, âm nhạc và tự nhiên. Ở tầng này, con người coi trọng khía cạnh thị giác và cảm nhận về vẻ đẹp bên ngoài, và họ dành thời gian để hoàn thiện và thể hiện nó.

Tầng 8: Nhu cầu tâm linh

Ở tầng 8, sau khi đã đáp ứng được nhu cầu cá nhân của họ, họ bắt đầu quan tâm đến người khác và mang lại nhiều giá trị tích cực cho mọi người xung quanh.

Đồng thời, khi đạt được nhu cầu tâm linh, họ mở rộng tầm nhìn và khám phá sâu hơn các khía cạnh vô hình và giá trị tinh thần của cuộc sống. Điều này giúp họ trải nghiệm sự thần bí, tìm kiếm sự kết nối sâu sắc với thế giới tự nhiên xung quanh và phát triển một cái nhìn toàn diện về cuộc sống.

Đọc Thêm:  Dịch vụ marketing online trọn gói cho doanh nghiệp

4. Ưu, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow 

Ưu, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow
Ưu, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow

Ưu điểm: 

  • Là một bản tóm tắt vô cùng hữu ích để thể hiện nhu cầu của con người và được ứng dụng trong việc định vị thiết kế, sản phẩm, định giá sản phẩm trong các cửa hàng bán lẻ.
  • Giúp người làm marketing có thể tập trung hơn vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu lớn và có cùng chung nhu cầu về sản phẩm.

Nhược điểm: 

  • Khó đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu cũ của khách hàng một cách chính xác trước khi chuyển qua nhu cầu mới.
  • Không có thứ tự ưu tiên cho các nhu cầu của mỗi cấp bật.
  • Hệ thống cấp bậc hạn chế hoặc không có giá trị vì sự khác nhau giữa các nền văn hoá.

5. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đối tượng khách hàng, nghiên cứu hành vi của họ và phát triển chiến lược tiếp thị để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể như sau: 

  • Xác định đối tượng mục tiêu: Để xây dựng kế hoạch tiếp thị hiệu quả, cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu và insight của họ.
  • Định vị phân khúc khách hàng: Tháp Maslow giúp định vị các phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu và mục tiêu riêng biệt.
Định vị phân khúc khách hàng
Định vị phân khúc khách hàng
  • Nghiên cứu hành vi khách hàng: Phân tích hành vi của khách hàng để tạo thông điệp tiếp thị phù hợp với nhu cầu và yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của họ.
Xem Thêm:  Top 12 Khóa học Digital Marketing online miễn phí có chứng chỉ

6. Một số lưu ý khi sử dụng tháp nhu cầu Maslow 

6.1 Không nhất thiết lúc nào nhu cầu cũng rập khuôn như tháp Maslow

Mô hình tháp nhu cầu Maslow cung cấp một cái nhìn tổng quan về nhu cầu con người, nhưng không nên coi đó là một quy luật hiển nhiên. Bởi vì nhu cầu của từng người có khả năng biến đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh và giai đoạn trong cuộc đời. Sự phức tạp và linh hoạt của nhu cầu con người đặt ra yêu cầu cao đối với sự hiểu rõ về bản thân và người khác, nhằm tạo ra một tương tác hiệu quả.

6.2 Không phải lúc nào nhu cầu cũng tăng

Mặc dù mô hình Maslow mô tả một chuỗi tăng dần từ nhu cầu cơ bản đến nhu cầu cao cấp, tuy nhiên, thực tế của cuộc sống có thể mang đến nhiều biến động và thách thức. Những sự kiện ngoại cảnh như tai nạn, mất việc làm, hoặc mất người thân có thể tạo ra những gián đoạn trong trình tự này, khiến người ta phải quay lại để đáp ứng những nhu cầu cơ bản.

6.3 Sự tương tác giữa các cấp bậc

Hiểu sâu hơn về động cơ con người đòi hỏi sự chú ý đến sự tương tác giữa các cấp bậc nhu cầu Maslow. Thường xuyên, chúng ta phải đối mặt với nhiều nhu cầu cùng một lúc và chúng có thể tác động lẫn nhau. Ví dụ, nhu cầu xã hội có thể khuyến khích sự phát triển cá nhân thông qua việc xây dựng mối quan hệ và đóng góp vào cộng đồng. Điều này cho thấy mô hình Maslow không chỉ là một cơ sở để nó phản ánh sự đa chiều, phức tạp của nhu cầu con người.

6.4 Không nhất thiết phải đáp ứng hết nhu cầu cũ trước khi nhu cầu mới xuất hiện

Nhu cầu mới có thể nảy sinh khi nhu cầu cũ vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Chẳng hạn, có thể có trường hợp một người cảm thấy thiếu an toàn tài chính, nhưng đồng thời vẫn có nhu cầu xã hội mạnh mẽ. Điều này làm nổi bật việc không có quy tắc cứng nhắc về thời điểm xuất hiện của một nhu cầu mới.

6.5 Khả năng biến đổi

Sự linh hoạt và khả năng thay đổi trong nhu cầu con người đại diện cho một khía cạnh quan trọng của mô hình Maslow. Nhu cầu của từng người có thể trải qua sự biến đổi theo thời gian và theo hoàn cảnh cá nhân. Vì vậy, khi tiến hành phân tích, cần đặc biệt chú ý đến điều này.

Hy vọng qua bài viết này Vinalink đã giúp các bạn hiểu rõ tháp nhu cầu Maslow và mô hình 5 cấp độ nhu cầu. Qua đó, bạn có thể áp dụng và xây dựng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Chúc bạn thành công.

Call Zalo Messenger