CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Tổng hợp 10 trang thương mại điện tử yêu thích nhất Việt Nam

12:43 | 19/10/2023
Theo thống kê, năm 2023 được xem như một năm bùng nổ của các kênh thương mại điện tử, tại Việt Nam có hơn 60% người dùng internet thực hiện mua sắm trực tuyến hàng tuần. Vậy đâu là trang thương mại điện tử được người dùng “chọn mặt gửi vàng”? Bài viết này sẽ cho bạn biết top 10 trang thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam.

1. Shopee - Sàn thương mại hàng đầu Việt Nam

Shopee hay còn được gọi với các tên “Sàn S”, mặc dù chỉ mới nhập “quốc tịch” Việt Nam vào khoảng năm 2016 nhưng đến nay Shopee được đánh giá là ứng dụng mua sắm trực tuyến hàng đầu Việt Nam.

Chỉ trong quý I/2023 Shopee đã chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử với hơn 289,7 triệu sản phẩm đến từ 211.609 nhà bán lẻ.

Sở dĩ “Sàn S” được người dùng yêu thích như vậy là nhờ bộ giao diện thân thiện với trải nghiệm người dùng, tạo cảm giác như mua sắm trực tiếp thông qua các tính năng như trả giá, tư vấn từ người bán. Ngoài ra, người tiêu dùng còn được nhận nhiều ưu đãi khuyến mãi, voucher, mã vận chuyển,...

trang thương mại điện tử 1

Shopee lọt top trang thương mại điện tử được yêu thích nhất

Không chỉ là người tiêu dùng, Shopee cũng lọt top ứng dụng bán hàng được nhà bán lẻ lựa chọn nhiều nhất bởi các chính sách hỗ trợ giá, chính sách quảng bá,...Bên cạnh đó, Shopee còn khuyến khích người dùng đánh giá sản phẩm để đổi xu, điều này giúp người bán tạo dựng lòng tin không ít với các khách hàng sau.
>> Xem thêm:  [CHỈ 5 PHÚT] Hoàn thiện từ A-Z các bước mở gian hàng trên SHOPEE

2. Sàn thương mại điện tử Lazada

Xếp vị trí thứ 2 trong danh sách không ai khác chính là Lazada, có thể thấy mặc dù thua “người hàng xóm” Shopee về thị phần nhưng vị trí của Lazada trong lòng người tiêu dùng là không thể phủ nhận. 

Trong suốt quá trình hoạt động tại thị trường Việt Nam, Lazada không ngần ngại chi mạnh khi mời về loạt sao hạng A, KOLs hàng đầu đại diện cho các chiến dịch quảng bá. Những hoạt động này giúp thu hút lượng lớn người tiêu dùng đổ về, bên cạnh đó còn giúp nhà bán lẻ bùng nổ lượt bán sau mỗi chiến dịch. 

trang thương mại điện tử 2

Một số chương trình khuyến mãi phổ biến tại Lazada

3. Tiki - Sàn thương mại điện tử thuần Việt 

Tiki đã mang đến bước ngoặt lớn cho ngành logistics Việt Nam bởi là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên triển khai thành công dịch vụ giao hàng trong vòng 24 giờ. 

Tiki bắt nguồn là một website bán sách online, trên đà phát triển Tiki đã mở rộng thị trường với nhiều ngành hàng khác, tuy nhiên so với các sàn thương mại khác, Tiki vẫn còn hạn chế về số lượng mẫu mã, chất lượng sản phẩm, cũng như giá thành chưa đủ hấp dẫn.

trang thương mại điện tử 3

Vô vàn khuyến mãi mua sách có tại Tiki

Sau cùng, Tiki vẫn thành công với định vị “nhà sách online hàng đầu” trong top-of-mind của người tiêu dùng.

4. Sàn thương mại điện tử Sendo

Sendo hay còn được gọi với cái tên “Sen Đỏ” - là một sàn thương mại điện tử thuộc Công ty Cổ Phần Dịch vụ trực tuyến FPT.Vào năm 2016, Sendo đã có một bước tái định vị thương hiệu hoàn toàn nhằm khẳng định là một thương hiệu thuần Việt thông qua bộ màu logo đỏ rực cùng đuôi “.vn” phía sau cùng slogan “Trăm người bán - Vạn người mua” 

trang thương mại điện tử 5


Một trong những ngành hàng phát triển mạnh nhất tại Sendo có thể nói là thời trang và điện tử bởi sở hữu những mức giá cạnh tranh nhất nhì các sàn. Tuy vậy, Sendo vẫn còn nhiều hạn chế do chi phí hoàn hàng khá cao ở ngưỡng 20%.

5. Taobao - Sàn thương mại hot nhất 

Taobao có nguồn gốc là một sàn thương mại điện tử thuần từ Trung Quốc với giao diện sử dụng toàn bộ ngôn ngữ Trung. Tuy vậy, Taobao vẫn là một sàn thương mại phổ biến tại Việt Nam, được ví như “kinh đô thời trang” đối với người dùng Việt bởi sở hữu nhiều mẫu mã mới lạ có chất lượng cao cùng giá thành phù hợp.

Ngày trước, Taobao vẫn gặp nhiều hạn chế do ship quốc tế nên chi phí cũng như thời gian giao hàng khá dài. Tuy nhiên những năm gần đây, Taobao đã có những chuyển mình vượt bậc giúp rút ngắn thời gian giao hàng chỉ còn dưới 1 tuần, chi phí giao hàng cũng được giảm xuống rõ rệt.

trang thương mại điện tử 5

Đặt hàng trên sàn thương mại Taobao không còn là khó khăn 

Hơn thế, việc đặt hàng trên Taobao hiện nay đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ sự hỗ trợ từ các website đặt hàng trung gian.

6. Sàn thương mại Amazon 

Không những nổi tiếng ở Việt Nam, Amazon còn là “Ông vua bán lẻ” trên mạng lưới trực tuyến toàn cầu có mặt trên hơn 20 quốc gia.

Amazon hoạt động theo cả hai mô hình là B2B và B2C, trong đó B2C là mô hình hoạt động chính cho phép các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, Amazon đã liên kết được với hơn 1 triệu doanh nghiệp ở các ngành hàng như thời trang, gia dụng, nội thất, thực phẩm,... Qua đó có thể thấy độ uy tín về chất lượng hàng hóa ở Amazon là không phải bàn cãi. 

trang thương mại điện tử 6


Thế nhưng Amazon vẫn còn một vài bất cập trong vấn đề vận chuyển. Do Amazon hiện chưa có mặt tại Việt Nam nên hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nước ngoài về dẫn đến chi phí giao hàng khá cao. 

7. Sàn thương mại toàn cầu Alibaba

Alibaba là sàn thương mại điện tử đến từ Trung Quốc theo mô hình B2B. Mặc dù không phải trang thương mại điện tử duy theo mô hình này nhưng Alibaba được đánh giá là trang thương mại tiềm năng nhất dành cho các nhà bán lẻ muốn tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá cả cạnh tranh. 

Tuy tiền thân là trang thương mại từ Trung Quốc nhưng Alibaba lại có giao diện sử dụng vô cùng thân thiện với người dùng toàn cầu, trang web thiết lập sẵn bộ chuyển đổi ngôn ngữ nên mọi thao tác tìm kiếm và đặt hàng được thực hiện một cách dễ dàng.

trang thương mại điện tử 7

Alibaba là sàn thương mại B2B có giá cả cạnh tranh nhất nhì thị trường

8. eBAY - Sàn thương mại điện tử

Không còn quá xa lạ với các thế hệ 8x 9x, eBay xuất hiện trên thị trường từ những năm 90s và nhanh chóng trở thành “gã khổng lồ” trong thị phần thương mại điện tử. Cũng với mô hình hoạt động là C2C nhưng eBay có cách thức mua hàng hoàn toàn khác biệt so với những sàn thương mại khác.

trang thương mại điện tử 9


Ở eBay, người bán sẽ đưa ra mức giá gọi là mức giá sàn, sau đó những người quan tâm món hàng này sẽ được tham gia đấu giá. Sản phẩm sẽ được bán cho người ra giá cao nhất trong suốt phiên đấu giá.  

9. Lotte - Trang thương mại điện tử

Tiền thân LOTTE là một công ty sản xuất bánh kẹo đến từ Hàn Quốc, sau nhiều thập kỷ LOTTE phát triển và trở thành tập đoàn đa quốc gia với nhiều lĩnh vực như LOTTE Foods, LOTTE Mart, LOTTE Cinema,.. 

trang thương mại điện tử 9


Các công ty có trong hệ sinh thái LOTTE sẽ được liên kết với nhau thông qua các chương trình khách hàng thân thiết, khuyến mãi gộp giúp người tiêu dùng có những trải nghiệm mua hàng tiện lợi nhất. 

10. Trang thương mại điện tử Hasaki

Hasaki là chuỗi hệ thống mỹ phẩm bán lẻ có mặt trên thị trường Việt Nam từ năm 2016. Sau nhiều năm hoạt động, Hasaki càng khẳng định được chỗ đứng khi có hơn 100 cửa hàng rộng khắp các tỉnh thành.  

trang thương mại điện tử 10

Hasaki miễn phí giao hàng nhanh trong 2h

Ngoài thành công ở các điểm bán, Hasaki còn là một những trang thương mại điện tử ngành hàng mỹ phẩm được tin dùng nhiều nhất. Không kém cạnh với “đàn anh” Shopee, Lazada, … Trang Hasaki tích hợp đủ các tính năng cần thiết khi mua hàng trực tiếp như khuyến mãi, mã giảm giá, tư vấn trực tiếp,… để người dùng dễ dàng thao tác.

Trên đây là những thông tin ưu và nhược điểm Vinalink đã tổng hợp từ 10 trang thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam. Vinalink hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng thể khách quan nhất để trải nghiệm mua hàng trực tuyến được như ý.

Call Zalo Messenger