CẨM NANG  Cẩm nang SEO

[2024] Mô tả công việc SEO từ A-Z

21:05 | 28/02/2024

Nếu bạn là một nhân viên SEO Fresher hay newbie SEO thì chắc hẳn không ít lần bạn thắc mắc liệu rằng trong mô tả công việc SEO sẽ bao hàm những đầu công việc nào? Những nghiệp vụ cần có của một SEOer khi đi xin việc? Cùng Vinalink Agency tìm hiểu rõ hơn một mô tả công việc nhân viên seo đầy đủ sẽ bao gồm những yêu gì trong nội dung bài viết sau.

 

1. Mô tả công việc SEO đầy đủ và chi tiết nhất

Bạn sẽ nhìn thấy các yêu cầu cụ thể mà SEOer cần thực hiện trong jd seo- mô tả công việc SEO trong các bài đăng tuyển dụng. Dưới đây là một số yêu cầu phổ biến thường thấy mà nhân viên SEO cần thực hiện:

1.1 Lập bảng kế hoạch SEO

Lập bảng kế hoạch SEO là một trong những công việc seo web quan trọng, đòi hỏi bạn phải xác định mục tiêu, nguồn lực và lộ trình cụ thể cho giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án SEO. Thông thường các Plan SEO sẽ do SEO Leader hay Manager lên kế hoạch cụ thể và chi tiết nhất.

Mô tả công việc SEO đầy đủ và chi tiết nhất
 

Bảng kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu SEO của dự án là SEO từ khóa hay SEO traffic; cải thiện thứ hạng từ khóa; hoặc tăng tỷ lệ chuyển đổi. Mục tiêu SEO thường được xác định dựa trên các yêu cầu mà khách hàng đề ra trong hợp đồng đã ký kết.

1.2 Nghiên cứu, phân tích và xây dựng bộ từ khóa SEO

Việc nghiên cứu từ khóa hay xây dựng Keyword Map là một trong những mô tả công việc seo thường thấy trong các jd SEO. Công việc này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu mà Client hướng đến để xác định bộ khóa phù hợp hay các từ khóa cùng chủ đề với yêu cầu của Client. Một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa phổ biến có thể kể đến như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMRush,... 

Nên chọn lựa các từ khóa có lượng volume search cao hay có tiềm năng để lại tính chuyển đổi hiệu quả hơn cho khác hàng. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn bỏ qua các từ khóa ngách hay các Long-Tail Keywords - từ khóa dài và cụ thể bởi vì vua trên thị trường ngách còn hơn out top trong biển lớn.

Nghiên cứu, phân tích và xây dựng bộ từ khóa SEO
 

Nhìn chung việc nghiên cứu, phân tích và xây dựng bộ từ khóa đòi hỏi sự kiên nhẫn và cập nhật liên tục để tránh lãng phí tài nguyên của dự án. Một bộ từ khóa tốt không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của Content Website trong mắt công cụ tìm kiếm mà còn cải thiện trải nghiệm và sự hài lòng của người dùng.

1.3 Nghiên cứu về người dùng

Nghiên cứu về hành vi khách hàng hay người dùng là một trong những công việc không thể thiếu trong bất kỳ mô tả công việc nhân viên SEO hiện nay. Việc nghiên cứu người dùng trên Website sẽ giúp bạn hiểu rõ hành vi, nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu để từ đó có thể tối ưu hóa nội dung và cấu trúc trang web phù hợp hơn.

Nghiên cứu về người dùng
 

Thông thường đối với các Website đã có lịch sử hoạt động lâu năm bạn có thể sử dụng Google Analytics để thu thập dữ liệu về hành vi người dùng trên trang web. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác như Heat Map, Screaming Frog,...  để xem cách đối thủ cạnh tranh tiếp cận và phục vụ đối tượng mục tiêu tương tự.

Nên tiến hành phân tích hành trình từ khi người dùng bắt đầu tìm kiếm đến khi họ thực hiện hành động cụ thể trên trang web. Điều này góp phần giúp bạn tối ưu hóa tốt hơn tỷ lệ nhấp - CTR trên trang, đem lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn cho dự án SEO. 

1.4 Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

Nhân viên SEO lâu năm chắc chắn không còn xa lạ với việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong dự án SEO. Thông thường nghiệp vụ này sẽ yêu cầu các ứng viên biết cách kiểm tra các yếu tố SEO on-page ; SEO Off-page hay phân tích Backlink của đối thủ một cách chi tiết để hiểu rõ hơn sức mạnh nội tại của các đối thủ cạnh tranh.

Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

1.5 Thiết lập và triển khai chiến lược link building

Các công việc liên quan đến Link Builidng sẽ thường có trong các mô tả công việc SEO Senior. Link Building có thể nói là một phần của Off-page và nó giúp Website tăng cường độ tin cậy và thẩm quyền, nhìn chung công việc này khá chuyên sâu và thú vị.

Thiết lập và triển khai chiến lược link building
 

Một số yêu cầu về nhân sự đi link building có thể kể đến như cần tỉ mỉ, cần mẫn và đặc biệt phải rất cẩn trọng. Bởi việc đi sai link hay lạm dụng backlink hay điều hướng backlink sai sẽ khiến Website bị Google phạt. Do đó trong các mô tả công việc SEO liên quan đến Link Building thường đi kèm với yêu cầu về sự cẩn thận.

1.6 Phối hợp với phòng ban kỹ thuật tối ưu website chuẩn SEO

Việc jd seo yêu cầu bạn phải phối hợp cùng phòng ban kỹ thuật tối ưu website chuẩn SEO thì chắc chắn đây là công việc liên quan đến Content Website. Đây có thể nói là một trong những yêu cầu kinh điển thường thấy trong các mô tả công việc SEO Content Web.

Phối hợp với phòng ban kỹ thuật tối ưu website chuẩn SEO
 

Nhìn chung việc phối hợp này không có gì quá khó khăn, bạn chỉ cần hỗ trợ các nghiệp vụ nằm trong phạm trù Content Website như: Audit Content hay nghiên cứu từ khóa,... Lời khuyên dành cho bạn là nên tạo lịch trình chi tiết cho các công việc cần thực hiện, bao gồm deadlines và mục tiêu cụ thể để tránh bỏ sót các yêu cầu.

1.7 Theo dõi, đánh giá chiến lược SEO

Nhìn chung các công việc liên quan đến theo dõi hay đánh giá thường nằm trong các đơn tuyển dụng nhân viên SEO Manager hay SEO Leader. Những người này thường đi kèm với nhiệm vụ đảm bảo vị trí của từ khóa mục tiêu trên trang kết quả tìm kiếm hay lượng traffic của Website,...

Theo dõi, đánh giá chiến lược SEO

1.8 Xử lý lỗi phát sinh trong quá trình SEO

Nếu bạn là chuyên viên SEO lâu năm thì chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với yêu cầu xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình SEO. Bạn có thể sử dụng kết hợp các công cụ hỗ trợ như Google Search Console, Ahrefs, SEMrush … để có thể giúp bạn tìm ra các lỗi kỹ thuật, lỗi backlink hay content một cách nhanh chóng hơn.

Xử lý lỗi phát sinh trong quá trình SEO

1.9 Báo cáo kết quả định kỳ

Việc báo cáo kết quả định kỳ theo tuần hay tháng hay theo quý sẽ tùy thuộc vào mỗi công ty tuy nhiên nhìn chung nhân viên SEO nào cũng cần phải thực hiện yêu cầu này. Tùy thuộc vào cấp bậc hay nhiệm vụ riêng của mỗi thành viên cụ thể để xây dựng mẫu báo cáo phù hợp.

Báo cáo kết quả định kỳ

Nhân viên SEO cần trang bị những kỹ năng gì?

Bên cạnh các yêu cầu thường thấy trong mô tả công việc công việc SEO kể trên bạn cũng cần trang bị một số kỹ năng phụ như SEO On-Page và Off-Page, Content Website; CSS và HTML,... Dưới đây là một số kỹ năng thường có trong các jd seo hiện nay:

  • Hiểu biết về HTML/CSS: Đây là những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình web, hiểu về CSS/ HTML sẽ giúp bạn hiểu và sửa đổi cấu trúc trang web linh hoạt hơn.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Sử dụng Google Analytics, Google Search Console và các công cụ phân tích khác để thu thập và phân tích dữ liệu nhằm tối ưu hóa hoạt động SEO Website.
  • Viết Content Website và Audit Content: Bạn cần biết cách tạo nội dung chuẩn SEO thân thiện với Google và hữu ích cho người đọc.
  • Tối ưu On-Page: Hiểu và áp dụng các yếu tố SEO on-page như tiêu đề, meta tags, cấu trúc nội dung,...
  • Tối ưu Off-Page: Triển khai chiến lược để tăng thẩm quyền và liên kết từ các trang web khác.
  • Hiểu về UX/UI: Hiểu cách trải nghiệm người dùng và thiết kế giao diện ảnh hưởng đến SEO và tối ưu hóa chúng.
Nhân viên SEO cần trang bị những kỹ năng gì?

Yêu cầu tuyển dụng trong jd SEO

Nhìn chung các nội dung mà Vinalink vừa trình bày ở trên là những yêu cầu chung thường thấy trong mô tả công việc của một nhân sự SEO. Tùy thuộc vào quy mô hay nhu cầu riêng của từng dự án mà nội dung mô tả công việc SEO có thể thêm thắt một số yêu cầu riêng như:

  • Bằng cấp và chứng chỉ: Các bằng cấp liên quan hoặc chứng chỉ trong lĩnh vực Marketing, IT, hoặc cụ thể là SEO.
  • Kinh nghiệm làm việc: Đối với các vị trí cao như Manager hay Leader thì yêu cầu cụ thể về kinh nghiệm là điều không thể thiếu. Thường những người này sẽ có kinh nghiệm làm việc tại các vai trò tương tự hoặc dự án có quy mô lớn.
  • Ngoại ngữ: Yêu cầu về khả năng sử dụng ngoại ngữ như tiếng anh bằng IELTS hay TOEIC,..
Yêu cầu tuyển dụng trong jd SEO

Thu nhập của nhân viên SEO hiện nay bao nhiêu?

Thu nhập của nhân viên SEO phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng, địa điểm làm việc, … và cụ thể là vị trí công việc trong lĩnh vực SEO. Những nhân viên mới vào nghề có ít hơn 1 năm kinh nghiệm thường có mức lương thấp hơn so với những người có kinh nghiệm.

Các chuyên gia SEO thường nhận mức lương cao hơn đáng kể, đặc biệt nếu họ có kinh nghiệm quản lý dự án hoặc thực chiến các dự án SEO có quy mô lớn. Ngooài ra mức lương có thể khác nhau tùy theo khu vực địa lý ví dụ ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội thường có mức lương cao hơn.

Thu nhập của nhân viên SEO hiện nay bao nhiêu?

Tìm việc làm nhân viên SEO ở đâu?

Để tìm việc làm nhân viên SEO, bạn có thể sử dụng các trang web, hội nhóm hay diễn đàn tìm kiếm việc làm. Dưới đây là một số gợi ý liên quan đến các Website cung cấp việc làm uy tín hiện nay:

  • VietnamWorks: Đây là một trong những trang web tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp một loạt các vị trí công việc từ các công ty uy tín. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm theo ngành nghề, địa điểm, và mức lương.
  • TopCV: là nền tảng hỗ trợ làm hồ sơ xin việc Online uy tín hàng đầu hiện nay. TopCV cung cấp cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau và là nơi phổ biến cho các ứng viên trẻ tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Ưu điểm nổi bật của Website này là giao diện thân thiện và dễ sử dụng, hỗ trợ cả việc tạo CV trực tuyến.
Tìm việc làm nhân viên SEO ở đâu?
  • CareerBuilder: là một trang web tuyển dụng quốc tế, cung cấp các cơ hội việc làm đa dạng ở Việt Nam và các quốc gia khác. Bạn cũng có thể dễ dàng tải và sử dụng nền tảng này trên điện thoại trên App Store hay cửa hàng CH Play.
  • MyWork: là một trong những trang tuyển dụng nổi tiếng tại Việt Nam, với nhiều cơ hội việc làm được cập nhật hàng ngày. Bạn có thể lựa chọn việc làm ở các lĩnh vực và cấp độ kinh nghiệm khác nhau tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
  • LinkedIn: Tuy được biết đến là nền tảng mạng xã hội nhưng LinkedIn lại có cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp lớn nhất thế giới. Đây không chỉ là nơi để bạn mở rộng mạng lưới kết nối nghề nghiệp mà còn là nơi đăng tải và tìm kiếm việc làm uy tín và chất lượng.

Nhìn chung khi tìm việc làm nhân viên SEO, bạn hãy đọc kỹ mô tả công việc, yêu cầu và lợi ích mà công ty cung cấp để chọn lựa cơ hội phù hợp nhất với mình. Đồng thời, việc cập nhật CV và hồ sơ nghề nghiệp của bạn một cách chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin cũng sẽ tăng cơ hội được chú ý từ nhà tuyển dụng.

Hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các yêu cầu thường thấy trông mô tả công việc SEO. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu riêng biệt, tuy nhiên bạn đừng ngần ngại, hãy nổ lực học tập và trau dồi rồi sẽ có lúc bạn tìm được công việc SEO mà mình mong muốn.

Call Zalo Messenger